Tràn dịch khớp gối gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết này, BookingCare xin được chia sẻ tới bạn đọc một số nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc bệnh tràn dịch khớp gối để có thể phát hiện và điều trị kịp thời với các bác sĩ Cơ Xương Khớp.
Khớp gối kiểm soát sự linh hoạt và cân bằng của cơ thể. Chất lỏng trong khớp có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và nuôi dưỡng sụn khớp.
Tràn dịch khớp gối là tình trạng khi có một lượng dịch lớn tích tụ trong khớp gối. Dịch này thường là dịch tiết tự nhiên của khớp gối, nhưng trong một số trường hợp, có thể là do chấn thương, viêm nhiễm hoặc các bệnh lý khác.
Khi tràn dịch xảy ra, khớp gối sẽ bị phồng lên và có thể gây ra đau và cảm giác căng thẳng. Ngoài ra, sự di chuyển và linh hoạt của khớp cũng có thể bị giới hạn.
Dưới đây là những dấu hiệu tràn dịch khớp gối mà người bệnh dễ nhận thấy nhất:
Mặc dù tràn dịch khớp gối không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch khớp gối gồm có:
Để xác định được tình trạng bệnh lý cũng như nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp dưới đây:
Bác sĩ sẽ xem xét biểu hiện trên khớp gối của bệnh nhân, dễ nhận thấy nhất là tình trạng gối bị nổi mẩn đỏ, sưng phù lên. Nếu người bệnh bị tràn dịch khớp gối một bên chân thì so sánh giữa hai bên sẽ thấy sự chênh lệch do bên gối bị sưng thường to hơn, phù nề.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được hỏi triệu chứng, mô tả cảm giác đau và các chấn thương gặp phải trong thời gian gần đây (nếu có).
Để nhận biết tràn dịch khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh như siêu âm khớp, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Hình ảnh chụp sẽ cho thấy rõ nét mức độ phù nề của khớp. Đồng thời phát hiện các dấu hiệu rạn nứt xương, gãy xương và trật khớp, u hoặc thoái hóa khớp.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và giai đoạn mắc bệnh của từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen để giảm viêm và đau. Thuốc chống viêm có thể được uống qua đường miệng hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Bác sĩ cũng có thể tiêm axit hyaluronic vào khớp để làm giảm sự mòn sụn và giảm đau.
Lưu ý là quá trình sử dụng thuốc cần được theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ điều trị, đặc biệt là đối với thuốc có tác dụng phụ như corticoid.
Tràn dịch khớp gối không chỉ hạn chế khả năng vận động mà còn làm bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu. Bởi vậy, ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp để giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân.
Trong quá trình chọc hút dịch khớp, một kim nhỏ được chèn vào khớp bị viêm và hút dịch ra. Quá trình này thường được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các công cụ hình ảnh, như siêu âm hoặc máy chụp mạch máu. Sau khi dịch khớp bị hút ra, bệnh nhân sẽ được tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng và làm khô vết thương.
Chất dịch hút ra sẽ được đem đi xét nghiệm để xác định rõ bản chất của chúng và có hướng điều trị phục hồi. Tuy nhiên với phương pháp này thì sau một thời gian ngắn, dịch khớp sẽ sớm xuất hiện trở lại.
Nội soi khớp là phương pháp mổ nội soi giúp chẩn đoán và điều trị các tổn thương như viêm bao hoạt dịch, sụn, dây chằng hoặc thoái hóa khớp.
Bác sĩ sẽ dùng một ống ánh sáng đưa vào khớp gối. Từ đó giúp sửa chữa vị trí các khớp đang gặp vấn đề, phục hồi tổn thương ở sụn khớp, và khắc phục tình trạng tràn dịch khớp gối.
Dựa vào tình trạng của từng người bệnh mà các bác sĩ chỉ định phương pháp vật lý trị liệu phù hợp. Một số bài tập vật lý giúp người bệnh bị tràn dịch khớp gối nhanh chóng phục hồi chức năng cho. .
Ví dụ như bài tập kéo giãn cơ đùi sau có tác dụng giảm co thắt cơ cũng như tình trạng căng cứng cơ, khớp gối được giảm đáng kể áp lực. Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ống đệm, gối đỡ hoặc khung chống đau để hỗ trợ khớp gối.
Đây là phương pháp can thiệp ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp bệnh từ trung bình đến nặng, không đáp ứng các phương pháp điều trị phía trên.
Một số trường hợp cần phải phẫu thuật thay khớp gối như tràn dịch khớp gối do nhiễm trùng, trong khớp gối có dịch mủ, tràn dịch khớp gối số lượng nhiều đã chọc hút, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thay thế phần khớp đã hỏng.
Tràn dịch khớp gối nếu được phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm mà không gây nhiều biến chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bệnh nhân do chủ quan khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Người bệnh vì thế không chỉ bị hạn chế khả năng vận động khớp gối mà còn gặp phải các biến chứng nặng nề.
Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về tràn dịch khớp gối. Bạn đọc nếu có những dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp gối cần đến thăm khám sớm tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp uy tín.